Tìm hiểu về cấu tạo và phân loại cáp đồng trục 

cap-dong-truc

Hiện nay, cáp đồng trục được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, loại cáp điện này được phân thành nhiều loại, nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng riêng biệt. Vậy, cấu tạo cáp đồng trục gồm mấy phần? Có mấy loại cáp đồng trục? Bài viết dưới đây của Điện Nước Tiến Thành sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về loại cáp điện này.

I. Cấu tạo sợi cáp đồng trục bao gồm mấy phần

Cáp đồng trục là loại cáp điện sử dụng một lõi dẫn điện, được bọc bởi lớp điện môi không dẫn điện xung quanh và quấn thêm lớp kim loại, lớp ngoài cùng là vỏ bọc cách điện.

cap dong truc

Cấu tạo của cáp đồng trục bao gồm 4 phần như sau:

  • Lõi truyền dẫn trung tâm: Được làm từ chất liệu đồng rắn, kim loại mạ đồng hoặc bạc. Bên cạnh đó,  lõi truyền dẫn cũng được làm bằng sợi đồng xoắn lại với nhau.
  • Lớp dung môi: Đây là lớp giúp cố định vị trí lõi, cách ly hai dây dẫn để ngăn cản dòng điện, tín hiệu và từ trường không bị thoát ra ngoài. Phần dung môi chủ yếu được làm từ plastic rắn, foam plastic, PE hoặc PTFE.
  • Lớp dưới bện kim loại: Được làm từ thép mạ đồng hoặc mạ bạc nhằm giảm tối đa tín hiệu gây nhiễu, ảnh hưởng tới đường truyền tín hiệu bên trong. Độ phủ của lớp bện kim loại này sẽ dày mỏng phụ thuộc vào nhà sản xuất.
  • Lớp vỏ bảo vệ cách điện: Thường làm từ nhựa PVC với đặc tính mềm, độ dẻo cao, giúp bảo vệ lớp dây dẫn không bị ảnh hưởng bởi những ngoại lực tác động.

Ngoài 4 thành phần chính này, một số loại cáp đồng trục còn có thêm một lớp màng mỏng tráng nhôm. Lớp này bao bọc 100% lớp dung môi và lớp dưới bện kim loại để ngăn chặn nhiễu tần số vô tuyến RFI.

Bài viết xem thêm: Cáp CVV là gì? Đặc tính kỹ thuật và các đặc điểm của cáp CVV

II. 3 loại cáp đồng trục phổ biến trên thị trường

cap dong truc

Cáp đồng trục được sản xuất với nhiều loại khác nhau, mỗi loại sở hữu những đặc tính riêng biệt để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng 3 loại cáp đồng trục sau đây:

  • Cáp RG6: Thường được sử dụng trong những đường truyền có băng tần cơ bản với khoảng cách truyền tín hiệu ngắn như: truyền dữ liệu camera, kết nối các thiết bị tivi trong nhà,… Loại cáp này có thể truyền xa với khoảng cách từ 225 – 545m.
  • Cáp RG11: Thường được dùng cho băng tần rộng với khoảng cách truyền tín hiệu xa hoặc sử dụng như một trục cáp chính để truyền dữ liệu camera quan sát, truyền hình cáp,… Loại cáp này có thể truyền tín hiệu với khoảng cách xa hơn 500m.
  • Cáp RG59: Được cấu tạo từ nhiều sợi đồng nhỏ, bện xoắn lại với nhau và có đặc tính mềm dẻo. Vì vậy, cáp RG59 được chuyên dùng cho hệ thống camera quan sát trong thang máy hoặc ứng dụng trong những hệ thống yêu cầu sợi cáp mềm dẻo, có thể uốn cong. Loại cáp này có thể truyền xa với khoảng cách nhỏ hơn 225m.

Bài viết xem thêm: [Bật mí] Top 2 lý do nên sử dụng dây cáp điện nhiều lõi thì an toàn?

III. Ưu điểm và nhược điểm của cáp đồng trục

1. Ưu điểm

Tất cả các loại cáp đồng trục đều truyền tín hiệu số tồn tại bên trong lõi cáp, bên ngoài bọc bởi lớp dung môi không dẫn điện và có lớp dưới kim loại. Điều này giúp người dùng có thể kéo cáp bên cạnh các vật liệu kim loại khác mà không sợ suy hao tín hiệu như các loại cáp điện khác.

Bên cạnh đó, tín hiệu trong sợi cáp đồng trục cũng không bị gây nhiễu do các nguồn điện bên ngoài ảnh hưởng khi cùng chạy các đường cáp điện.

2. Nhược điểm

Giữa các loại cáp đồng trục có sự khác biệt rõ ràng, nhất là về khoảng cách truyền tải dữ liệu. Khi so sánh về cáp RG59, RG6 và RG11 có thể thấy, lõi trung tâm của cáp RG6 lớn hơn RG59, dung môi cách điện mỏng hơn và được bảo vệ bởi 2 – 4 lớp bảo vệ, trong khi cáp RG59 chỉ có 1 lớp vỏ.

Vì vậy, cáp đồng trục RG59 phù hợp với việc truyền dẫn tín hiệu ở tần số thấp và trong khoảng cách gần, còn cáp RG6 có thể truyền dẫn tín hiệu ở tần số cao với khoảng cách xa hơn.

Đối với cáp R11, nó được cấu tạo với lõi to, mang tới khả năng dẫn truyền tín hiệu ở tần số cao với khoảng cách xa. Tuy nhiên, loại cáp này sẽ thiếu linh hoạt trong việc sử dụng tại những khúc cua, chỉ phù hợp dùng tại những đoạn trục chính kết nối các thiết bị và giá thành thường cao hơn các loại cáp đồng trục khác.

cap dong truc

Bài viết trên đã tìm hiểu thông tin chi tiết về cấu tạo, phân loại và ưu, nhược điểm của cáp đồng trục. Hy vọng nội dung này sẽ giúp bạn có cơ sở để quyết định mua loại cáp nào sao cho tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo độ bền đẹp của hệ thống. Liên hệ Điện Nước Tiến Thành qua Hotline 0877 381 381 nếu cần tư vấn thêm về các loại cáp điện.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon